tam đa gỗ trắc dây

TAM ĐA ( PHÚC LỘC THỌ ) – Phong Thủy Tam đa Phúc – Lộc – Thọ tiêu biểu cho ba hạnh phúc lớn nhất của con người là Phúc, tức con cháu đầy đủ ngoan hiền. Lộc tức là tài lộc dồi dào và Thọ là sự sống lâu không bệnh tật. Trường thọ, danh tiếng và tiền tài chính là ba yếu tố tốt đẹp nhất của vận may mà con người luôn tin tưởng sẽ có được nhờ Phúc, Lộc, Thọ – ba vị thần đại diện cho lĩnh vực tài lộc. Giống như hầu hết các giải pháp phong thủy, ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ mang đến những điều mà con người hy vọng trong nhiều thế kỷ qua, đó là sự giàu có, quyền lực và may mắn bên cạnh cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.

Tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ hương
Chất liệu: Gỗ hương; Xem thêm [cách nhận biết gỗ quý]

Kích thước: Cao 30cm x vuông 11cm

Ý nghĩa: Tượng Tam đa tượng trưng cho sức khoẻ, tài lộc và may mắn. Phúc Lộc Thọ luôn đi kèm với nhau, đại diện cho những tham vọng không thay đổi của con người dù thời gian có trôi qua – sự giàu có (Lộc), may mắn (Phúc) và trường thọ (Thọ)…

Trưng bày: Đặt trên bàn thờ thần tài, đặt phòng khách, phòng làm việc, quầy tính tiền, tủ kệ phòng khách, cửa hàng kinh doanh, công ty, văn phòng…

Tượng Tam Đa bằng gỗ tượng trưng cho sức khoẻ, phúc đức và tài lộc. Dưới đây là 5 mẫu tượng gỗ Tam Đa đẹp được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay.
Tam Đa là gì?

Trong phong thuỷ, Tam Đa gắn liền với hình ảnh 3 ông Phúc – Lộc – Thọ đại điện cho 3 đều mong ước của con người là hạnh phúc, tài lộc và trường thọ. Trong tín ngưỡng dân gian, người ta lấy 3 loài cây trong thiên nhiên là Sung – Đa – Lộc Vừng đại diện cho Phúc – Lộc – Thọ. Đây chỉ là 3 loại cây mọc hoang và không có tạo hình thể hiện ý nghĩa của Phúc Lộc Thọ. Tuy nhiên, về mặt tự nhiên Sung – Đa – Lộc Vừng có dáng dấp lòi lõm tự nhiên và rất đẹp nên qua thời gian người ta dần chấp nhận và gọi đó là bộ Tam Đa.

Sự tích 3 ông Phúc Lộc Thọ

Ông Phúc Lộc Thọ hay 3 ông Tam Đa Phước Lộc Thọ theo cách gọi của dân gian có xuất xứ từ lịch sử Trung Hoa sau đó lan toả sang các nước khác. Trải qua những biến đổi của thời gian cùng sự uốn vặn, thêm bớt của nhiều người, sự tích về 3 ông Tam Đa đã có nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó có 2 phiên bản được nhiều người thống nhất.

Sự tích 1: Truyện xưa kể rằng, khi vua Nghiêu – Một vị vua anh minh đã tạo nên thời kì thái bình, thịnh trị ở đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ đi thị sát dân tình và chúc tết người dân vào dịp xuân. Nhân dân chúc nhà vua 3 điều: Chúc vua trường thọ, chúc vua có nhiều phú quý và tài lộc, chúc vua có nhiều con cháu. Tuy nhiên, cả 3 điều này nhà vua điều từ chối và chúc lại nhân dân rằng “Đa phúc, đa lộc, đa thọ”, từ đó xuất hiện tích “Tam đa” – Đây cũng là khát khao của hầu hết mọi người trong cuộc sống.

Sự tích 2: Trải qua nhiều biến đổi của thời gian, dân gian chọn 3 nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa để làm hình tượng Tam Đa. Ông Phúc là Quách Nghi – Một vị quan to dưới thời Đường Cao Tổ, ông sống thanh bạch và hết lòng giúp đỡ nhân dân, cuộc sống của ông rất hạnh phúc với con cháu đủ đầy; Ông Thọ là Đông Phương Sóc – Ông là một thượng thư đời nhà Hán tài giỏi nhưng rất đào hoa nên có rất nhiều vợ, ông sống thọ đến 125 tuổi và mất trong cô đơn khi vợ con đã mất trước; Ông Lộc là Đậu Tử Quân – Một vị quan lớn đời nhà Tấn, vì là một tham quan nên vàng bạc nhà ông còn nhiều hơn ngân khố của vua nhưng ông lại đau khổ khôn cùng vì đến cuối đời vẫn không có con nối dỗi tông đường.

tuong go tam da

Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ bằng gỗ

Ý nghĩa của Phúc Lộc Thọ trong nghệ thuật tạo hình

Ông Phúc (Quách Tử Nghi): Ông là một vị quan to nên có áo mũ, cân đai chỉnh tề. Tuy nhiên, ông Phúc là vị quan thanh liêm nên khi điêu khắc tượng gỗ ông Phúc, người ta thường tạo hình trang phục đơn giản, phóng khoáng và dáng vẻ hoạt bát, năng động. Điểm đặc biệt ở nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ ông Phúc là phải tạo ra được khuôn mặt đầy vẻ nhân từ, phúc hậu: Đôi mắt biết cười, sống mũi đầy đặn, môi đều và nhỏ toát lên được vẻ đẹp hiền từ, hạnh phúc và mãn nguyện. Đây cũng là bài toán khó cho người nghệ nhân khi điêu khắc tượng gỗ ông Phúc. Ngoài ra, trên tay ông Phúc lúc nào cũng có một đứa bé tươi cười (theo tích xưa thì ông sống đến năm 83 tuổi, khi bế trên tay cháu đời thứ 5 – “ngũ đại đồng đường” thì ông mỉm cười đầy mãn nguyện và không lâu sau thì qua đời). Hình ảnh ông Phúc qua nghệ thuật tạo hình này thể hiện hạnh phúc đủ đầy, con cháu đầy đàn và viên mãn. Do đó, ở những gia đình hiếm muộn cũng thường đặt tượng Tam Đa trong nhà để cầu mong gia đình nhanh chóng có thành viên mới.

Ông Lộc (Đậu Tử Quân): Tương truyền ông là một vị tham quan rất giàu có và cuộc sống sung túc nên hình ảnh ông Lộc trong nghệ thuật tạo hình cũng rất chú trọng về trang phục. Tượng gỗ nghệ thuật ông Lộc được điêu khắc với trang phục đại quan, áo quan lớn sang trọng, mũ cánh chuồng, tay cầm ngọc như ý và nụ cười hả hê. Một số tượng gỗ còn điêu khắc hình tượng trang phục của ông Lộc có hình rồng cùng sóng nước lưu chuyển đại diện cho vượng khí dồi dào.

Ông Thọ (Đông Phương Sóc): Ông Thọ khá quen thuộc trong dân gian Việt Nam với hình ảnh ông già râu dài quét đất, trán cao và hói đầu, một tay cầm quải trượng và tay còn lại cầm quả đào tiên. Theo các nhà phong thuỷ, trán là phương Nam – phương của trời nên trán phải cao to, lồi lên thể hiện trời đất rộng lớn và đủ đầy. Tay cầm quải trượng vì tuổi cao cần vật chống đỡ nhưng lưng ông vẫn thẳng thể hiện sức khoẻ dồi dào. Tay cầm quả đào tiên – Đào tiên được xem là loại quả tượng trưng cho trường thọ trong trời đất.

Như vậy, để điêu khắc được một bộ Tam Đa bằng gỗ đẹp người thợ phải chú trọng 3 yếu tố: Trang phục của ông Lộc, khuôn mặt của ông Phúc và vầng trán của ông Thọ. Để tạo nên bộ tượng Phước Lộc Thọ đẹp người nghệ nhân không chỉ phải có tay nghề khéo léo mà còn chọn lựa được loại gỗ quý và thích hợp để làm nên một mẫu tượng gỗ đẹp.

Nguyễn Huy Đại.

Email : Dogomynghe.org@gmail.com

Website: Dogomynghe.org.

Hotline: 0977.239.888 – 0938.230.989.

Cơ Sở Sản Xuất : Thôn 6, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội.

CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG!